Nhìn xa hơn, tình hình nợ thuế những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Khánh có hướng gia tăng, năm 2016 tăng 38% so năm 2015, năm 2017 tăng 39% so năm 2016. Nợ thế được ghi nhận ngày càng diễn biến phức tạp hơn. Đánh giá tình hình thực hiện 06 tháng đầu năm 2018, tổng nợ trên toàn tỉnh vẫn tăng 25% so với cuối năm 2017, trong đó nợ các khoản thuế phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 49%. Các địa bàn có tỷ lệ nợ thuế tăng cao là thị xã Ninh Hòa tăng 22%, huyện Khánh Vĩnh tăng 51%, huyện Khánh Sơn tăng tới 80%.
Nguyên nhân tăng nợ thuế, theo Cục Thuế Khánh Hòa, là do nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng từ cơn bão số 12 năm 2017. Trong khi, nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, bỏ đi khỏi địa điểm kinh doanh, để lại số nợ thuế lớn, không thu hồi được. Ngoài ra, doanh nghiệp được cấp phép nhưng chưa đi vào khai thác, chưa có doanh thu nên không có nguồn thanh toán dẫn đến nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
![]() |
Đối thoại với doanh nghiệp về thuế |
Giải quyết vấn đề nợ thuế, Cục Thuế Khánh Hòa, cho rằng cơ quan này đang gặp khó. Một bộ phận doanh nghiệp có “truyền thống”… chây ỳ, không tự giác nộp thuế đúng hạn, cố ý để nợ “gối đầu”. Khi cơ quan thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế hóa đơn, doanh nghiệp hoạt động cầm chừng hoặc tạm ngưng hoạt động. Chưa hết, nhiều doanh nghiệp năng lực tài chính yếu, tự ý đóng cửa, đánh bài… “chuồn”. Trong khi, cơ quan thuế không thể cưỡng chế các doanh nghiệp có trụ sở tại tỉnh khác, nhưng phát sinh nợ thuế (vãng lai) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
![]() |
Cục Thuế Khánh Hòa đang đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính. |
Đối với các khoản nợ nghĩa vụ từ đất, vốn chiếm đến phân nửa tổng số nợ, theo Cục Thế Khánh Hòa, cũng gặp nhiều khó khăn, khó xử lý dứt điểm. Tổ chức sử dụng đất thường kiến nghị xem xét lại mức giá, mức thu nghĩa vụ tài chính, từ đó làm kéo dài thời gian hoàn tất nghĩa vụ thuế. Tình trạng này góp phần ảnh hưởng tiến độ thu thuế cũng như khả năng thu “róc” các khoản nghĩa vụ thuế trên địa bàn. Có tình trạng doanh nghiệp cố ý “câu giờ”, đặc biệt với những đơn vị có số nợ phát sinh lớn, chờ đến gần thời hạn bị cưỡng chế mới thực hiện nộp ngân sách. Một số doanh nghiệp cố tình chây ỳ nợ thuế, không hợp tác với cơ quan thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Chỉ khi cơ quan thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế, họ mới chấp hành. Một số trường hợp khác chậm thực hiện nghĩa vụ thuế do khâu chờ hoàn tất thủ tục ghi thu ghi chi từ Sở Tài chính. Đó là những căn nguyên chính khiến nợ thuế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa chưa giảm, không những thế vẫn có chiều hướng tăng.
Trả lời báo chí, đại diện Cục Thuế Khánh Hòa cho biết, mấy tháng qua, ngành Thuế địa phương đã ban hành hơn 1.000 quyết định cưỡng chế với các hình thức cưỡng chế qua tài khoản ngân hàng, kê biên tài sản, thu qua bên thứ ba, thông báo hóa đơn không có giá trị sử dụng, đề nghị Sở Kế hoạch đầu tư thu hồi giấy phép kinh doanh,.. Dù nỗ lực, nhưng số thu được chỉ hơn phân nửa, đạt gần 69 tỷ đồng. Đến nay, có 325 doanh nghiệp đã áp dụng hết các biện pháp cưỡng chế nợ thuế và đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Tại cuộc họp với Ban Chỉ đạo thu hồi nợ thuế địa phương, ông Trần Sơn Hải- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu Cục Thuế Khánh Hòa phối hợp với các sở, ngành liên quan tăng cường các giải pháp quản lý và thu hồi nợ thuế trên địa bàn tỉnh; giải quyết những vướng mắc về thu thuế liên quan đến công tác đền bù giải tỏa; bám sát và đôn đốc các doanh nghiệp nợ đọng kéo dài. Ông Hải cũng yêu cầu cơ quan chức năng có biện pháp xử lý mạnh tay với những trường hợp nợ thuế đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế; đồng thời xác minh thông tin các doanh nghiệp nợ thuế tự ý bỏ địa điểm kinh doanh để có hướng xử lý.
Theo baovephapluat.vn
- Khánh hòa: Khởi tố nam thanh niên bẻ gãy 2 tay bé trai 5 tuổi
- Ngành đường sắt bán vé tàu Tết từ 1/10
- Số người chết vì động đất ở Hokkaido tăng lên 30
- Mẹ 9X Nha Trang lập kế hoạch “Học và học mọi thứ vì một hành trình NUÔI CON NHÀN TÊNH”